Địa lý tự nhiên Địa lý Canada

Một hình ảnh tổng hợp vệ tinh của Canada. Các khu rừng phương Bắc chiếm ưu thế trên cả nước, bao gồm Bắc Cực, Dãy núi Coast và Núi Saint Elias. Các thảo nguyên tương đối bằng phẳng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Ngũ Đại Hồ cung cấp nước cho sông St. Lawrence (ở phía đông nam) với vùng trũng là nơi sinh sống của phần lớn dân số Canada.

Canada có diện tích 9.984.670 km2 (3.855.100 sq mi) và một loạt các khu vực có đặc điểm địa lý khác nhau. Có 8 khu vực chính.[32] Ngoài ra, Canada còn có địa hình hàng hải rộng lớn, với đường bờ biển dài nhất thế giới là 243.042 kilômét (151.019 mi).[33] Địa lý tự nhiên của Canada rất đa dạng. Các khu rừng phía bắc chiếm ưu thế trong cả nước, băng dễ được thấy ở Bắc Canada và qua dãy núi Rocky, các đồng cỏ Canada tương đối bằng phẳng ở phía tây nam tạo điều kiện cho nông nghiệp sản xuất.[32] Ngũ Đại Hồ cung cấp nước cho sông St. Lawrence (ở phía đông nam) với vùng trũng là nơi sinh sống của phần lớn dân số Canada.

Dãy Appalachia

Dãy Appalachia kéo dài từ Alabama qua Bán đảo Gaspécác tỉnh Atlantic, tạo ra những ngọn đồi bị lăn thụt vào do các thung lũng sông. Nó cũng chạy qua các phần của miền nam Quebec.[34]

Dãy núi Appalachia (cụ thể hơn là dãy Chic-Choc, dãy Notre Damedãy Long Range) là một dãy núi già và bị xói mòn, khoảng 380 triệu năm tuổi. Các núi thuộc dãy Appalachia đáng chú ý là núi Jacques-Cartier (Quebec, 1.268 m hoặc 4.160 ft), núi Carleton (New Brunswick, 817 m hoặc 2.680 ft), The Cabox (Newfoundland, 814 m hoặc 2.671 ft).[35] Một vài khu vực ở Appalachia là nơi có động thực vật đặc hữu phong phú và được xem là các núi đá giữa sông băng trong kỷ nguyên băng hà cuối cùng.[36]

Ngũ Đại Hồ và vùng trũng St. Lawrence

Thác HorseshoeNiagara Falls, Ontario là một trong những thác nước lớn nhất trên thế giới cung cấp phần lớn lượng điện từ thủy điện và trở thành một địa điểm du lịch.[37]

Các phần phía nam của Quebec và Ontario, khu vực Ngũ Đại Hồ (giáp hoàn toàn với Ontario ở phía Canada) và lưu vực St. Lawrence (thường được gọi là vùng trũng St. Lawrence) cũng là là một đồng bằng trầm tích đặc biệt phong phú.[38] Trước thời kỳ thực dân hóamở rộng đô thị tràn lan vào thế kỷ 20, khu vực rừng trũng Đông Đại Ngũ Hồ là nơi các khu rừng hỗn hợp bao phủ một vùng đất tương đối bằng phẳng giữa dãy AppalachiaCanadian Shield.[39] Hầu hết các khu rừng này đã bị chặt phá do các hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ, các khu rừng còn lại phần lớn được bảo vệ nghiêm ngặt. Tại khu vực này, vịnh St. Lawrence là một trong những cửa sông lớn nhất thế giới.[40]

Đại Ngũ Hồ chụp từ không gian

Trong khi địa hình của những vùng đất trũng này đặc biệt bằng phẳng và cân đối, một nhóm batholith được gọi là đồi Monteregian được trải dọc theo một đường gần như xuyên suốt trên toàn khu vực. Đáng chú ý nhất là núi RoyalMontrealMont Saint-Hilaire. Những ngọn đồi này được biết đến với các khoáng sản quý cực kì phong phú.[41]

Vùng Canadian Shield


Phần đông bắc của Alberta, phần phía bắc của Saskatchewan, Manitoba, Ontario và Quebec, cũng như hầu hết Labrador (phần đất liền của tỉnh Newfoundland và Labrador) được đặt trên một bệ đá rộng lớn được gọi là Canadian Shield. Hầu hết vùng Shield bao gồm địa hình đồi núi bị xói mòn chứa nhiều hồ và sông quan trọng được sử dụng cho sản xuất thủy điện, đặc biệt là ở phía bắc Quebec và Ontario. Vùng này cũng bao quanh một vùng đất ngập nước, vùng trũng vịnh Hudson. Một số khu vực cụ thể của Shield được gọi là các dãy núi, bao gồm dãy TorngatLaurentian.[42]

Shield không hỗ trợ chuyên sâu cho hoạt động nông nghiệp, mặc dù ở đây có nông nghiệp tự cấp và các trang trại bò sữa nhỏ ở nhiều thung lũng sông và xung quanh các hồ phong phú, đặc biệt là ở các khu vực phía Nam. Rừng phương bắc bao phủ phần lớn vùng, với hỗn hợp cây lá kim cung cấp tài nguyên gỗ có giá trị ở các khu vực như vùng sinh thái rừng trung tâm Canadian Shield bao phủ phần lớn Bắc Ontario. Khu vực này được biết đến với trữ lượng khoáng sản dồi dào.[42] Vùng Canadian Shield được biết đến với nhiều khoáng sản như ngọc lục bảo, kim cương và đồng.

Đồng bằng nội địa Canada

Bình nguyên Canada là một phần của vùng bình nguyên trầm tích rộng lớn bao gồm phần lớn tỉnh Alberta, miền nam Saskatchewan và Tây Nam Manitoba, cũng như phần lớn khu vực giữa dãy Rocky, hồ Slave lớn và hồ Gấu Lớn ở vùng lãnh thổ Tây Bắc.[43] Các bình nguyên thường thể hiện sự mở rộng của đất nông nghiệp (phần lớn bằng phẳng) duy trì các hoạt động canh tác ngũ cốc rộng lớn ở phía nam của các tỉnh. Mặc dù vậy, một số khu vực như Cypress Hills và các vùng đất chết Alberta khá lồi lõm và một vài tỉnh bình nguyên có diện tích rừng rộng lớn như rừng trung lục địa Canada.[44]

Các dãy núi phía Tây


Dãy núi Canada tiếp giáp với dãy núi Hoa Kỳ được bao bọc bởi dãy núi Rocky ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây.[45]

Dãy núi Rocky của Canada là một phần của phân chia lục địa kéo dài từ bắc đến nam qua tây Bắc Mỹ và tây Nam Mỹ. Các sông Columbiasông Fraser có đầu nguồn nằm ở dãy Rocky của Canada và là con sông lớn thứ hai và thứ ba tương ứng chảy ra bờ biển phía tây của Bắc Mỹ. Ở phía tây các đầu nguồn, trên rặng núi Rocky, là dãy núi thứ hai - dãy Columbia, bao gồm các miền phụ của dãy Selkirk, Purcell, MonasheeCariboo.[46]

Ngay phía tây của dãy núi Columbia là cao nguyên Nội địa rộng lớn và hiểm trở, bao gồm các vùng ChilcotinCariboo ở trung tâm British Columbia (cao nguyên Fraser), cao nguyên Nechako xa hơn về phía bắc và là cao nguyên Thompson ở phía nam. Thung lũng sông Peace ở phía đông bắc British Columbia là khu vực nông nghiệp nằm về phía bắc Canada nhất, mặc dù nó là một phần của bình nguyên Canada. Khí hậu khô, ôn đới của thung lũng Okanagan ở phía nam miền trung British Columbia cung cấp điều kiện lý tưởng cho việc trồng cây ăn quả và ngành công nghiệp rượu vang phát triển; trồng cây ăn quả cũng phổ biến ở vành đai khô cằn của Nội địa phía Nam bao gồm hẻm núi Fraser và các vùng Thompson, Nicola, Similkameen, ShuswapBoundary và cả ở Tây Kootenay.[47] Dãy núi giữa cao nguyên và bờ biển là dãy Coast lớn nhất tỉnh. Dãy núi Coast gồm một vài đồng băng ôn đới vĩ độ lớn nhất thế giới.[48]

Trên bờ biển phía nam British Columbia, đảo Vancouver được tách ra khỏi đất liền bởi các eo biển Juan de Fuca, GeorgiaJohnstone. Những eo biển đó bao gồm một số lượng lớn các đảo, đáng chú ý là quần đảo Gulfquần đảo Discovery. Phía bắc, gần biên giới Alaska, Haida Gwaii nằm trên eo biển Hecate từ vùng Bờ biển phía Bắc đi về phía bắc qua cửa ngõ DixonĐông Nam Alaska. Khác với các khu vực cao nguyên nội địa và nhiều thung lũng sông, phần lớn British Columbia là rừng lá kim. Rừng mưa ôn đới duy nhất ở Canada được tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương ở dãy núi Coast, trên đảo Vancouver, Haida Gwaii và dãy Cariboo ở sườn phía đông của Cao nguyên.[46]

Các dãy núi phía Tây tiếp tục đi về phía bắc qua sông Liard ở cực bắc British Columbia gồm các dãy MackenzieSelwyn nằm ở phía tây lãnh thổ Tây Bắc và phía đông lãnh thổ Yukon. Ở phía tây là cao nguyên Yukon và phía tây nữa là dãy núi Yukondãy Saint Elias, bao gồm núi Saint Elias thuộc vùng Kluane là đỉnh cao nhất của Canada và núi Fairweather thuộc vùng Tatshenshini-Alsek cao nhất tỉnh British Columbia. Các đầu nguồn của sông Yukon lớn nhất và dài nhất trên dốc Thái Bình Dương nằm ở phía bắc British Columbia tại các hồ AtlinTeslin.[46]

Núi lửa

Bài chi tiết: Núi lửa ở Canada
Núi Garibaldi nhìn từ Squamish

Vùng Tây Canada có nhiều núi lửa và là một phần của vành đai lửa Thái Bình Dương, là hệ thống núi lửa được tìm thấy xung quanh rìa Thái Bình Dương. Có hơn 200 trung tâm núi lửa trẻ trải dài về phía bắc từ Cascade Range đến Yukon. Chúng được phân nhóm thành năm vành đai núi lửa với các loại núi lửa và kiểu kiến tạo khác nhau. Tỉnh núi lửa Bắc Cordilleran là một tỉnh địa chất được hình thành bởi sự đứt gãy, vỡ vụn, nứt ra và sự tương tác giữa mảng Thái Bình Dươngmảng Bắc Mỹ. Vành đai núi lửa Garibaldi được hình thành bởi sự hút chìm của mảng Juan de Fuca bên dưới mảng Bắc Mỹ. Vành đai núi lửa Anahim được hình thành là kết quả của mảng Bắc Mỹ trượt về phía tây qua điểm nóng Anahim. Nhóm Chilcotin được cho là đã hình thành do sự mở rộng sau cung đằng sau khu vực hút chìm Cascadia. Trường núi lửa Wrangell được hình thành do kết quả của việc hút chìm mảng Thái Bình Dương bên dưới mảng Bắc Mỹ ở cực đông của Aleutian Trench.[49]

Các hiện tượng núi lửa cũng xuất hiện ở Canadian Shield, bao gồm 150 vành đai núi lửa (hiện đã bị biến dạng và bị xói mòn xuống gần như thành các đồng bằng bằng phẳng) từ 600 triệu đến 2,8 tỷ năm tuổi. Nhiều mỏ quặng lớn của Canada được liên kết với núi lửa thời kỳ Tiền Cambri. Có các dung nham dạng gốicác Lãnh thổ Tây Bắc khoảng 2,6 tỷ năm tuổi và được bảo vệ trong vành đai núi lửa sông Cameron. Các dung nham dạng gối trong đá hơn 2 tỷ năm ở Canadian Shield cho thấy những ngọn núi lửa đại dương đã tồn tại trong giai đoạn đầu hình thành lớp vỏ Trái đất. Các ngọn núi lửa cổ đóng vai trò quan trọng trong việc ước tính tiềm năng khoáng sản của Canada. Nhiều vành đai núi lửa chứa các mỏ quặng có liên quan đến các tác dụng của núi lửa.[50]

Vùng cực Bắc Canada

Bài chi tiết: Bắc Canada

Mặc dù phần lớn vùng cực Bắc Canada bao gồm lớp băng vĩnh cửu dường như vô tận và đài nguyên ở phía bắc của đường giới hạn cây gỗ, khu vực này vẫn có các vùng đa dạng về các loại hình địa chất: dãy núi vùng cực Bắc (với dãy British Empiredãy United States trên đảo Ellesmere) gồm hệ thống núi cực bắc trên thế giới. Vùng trũng cực Bắc và các vùng trũng vịnh Hudson gồm một phần lớn đáng kể khu vực địa lý thường được nhắc đến là Canadian Shield. Đất ở vùng cực Bắc chủ yếu là tầng đất đóng băng vĩnh cửu khiến việc xây dựng trở nên khó khăn và thường nguy hiểm và việc phát triển nông nghiệp là hầu như không thể.[51]

Vùng cực Bắc được định nghĩa nằm ở phía bắc của đường giới hạn cây gỗ, bao gồm phần lớn vùng Nunavut và phần cực bắc của Lãnh thổ Tây Bắc, Yukon, Manitoba, Ontario, Quebec và Labrador.[52]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa lý Canada http://koeppen-geiger.vu-wien.ac.at/pics/kottek_et... http://www.cbc.ca/technology/story/2007/07/26/hans... http://www.fishharvesterspecheurs.ca/fishing-indus... http://www.fishharvesterspecheurs.ca/fishing-indus... http://sis.agr.gc.ca/cansis/nsdb/ecostrat/1999repo... http://atlas.gc.ca/site/english/maps/historical/te... http://gdcinfo.agg.nrcan.gc.ca/app/3Dimaging/temag... http://www.statcan.gc.ca/kits-trousses/cyb-adc1999... http://www.statcan.gc.ca/pub/11-402-x/2012000/chap... http://climate.weather.gc.ca/climate_normals/resul...